/ Bài học / Ngữ pháp thông dụng

Cách sắp xếp câu trong tiếng Đức đọc là hiểu ngay

Một câu thông thường sẽ chứa 3 phần chính: chủ từ, động từ và bổ ngữ. Trong đó chủ từ và động từ là 2 thành phần bắt buộc phải có trong câu, bổ ngữ có thể có hay không để làm cho câu rõ nghĩa hơn.

17 tháng 02, 2020

Có những trường hợp cách sắp xếp câu trong tiếng Đức và tiếng Anh giống hệt nhau, cũng có những trường hợp thứ tự từ tiếng Đức biến đổi và linh hoạt hơn tiếng Anh. Một trật tự từ thông thường đặt chủ ngữ trước, động từ đứng sau và bổ ngữ là yếu tố thứ ba, ví dụ: "Ich liebe dich." (Em yêu anh) hoặc "Ich arbeite von zu Hause aus." (Tôi làm việc tại nhà)

Quy tắc cách sắp xếp câu trong tiếng Đức 


-Đối với các câu đơn giản, cấu trúc giống hệt nhau trong tiếng Đức và tiếng Anh: Chủ ngữ, động từ, bổ ngữ.


Quy tắc cách sắp xếp câu trong tiếng Đức.
Quy tắc cách sắp xếp câu trong tiếng Đức.


-Động từ luôn là yếu tố thứ hai trong câu tiếng Đức.


-Với động từ ghép, phần thứ hai của động từ đi sau, nhưng phần liên hợp vẫn là phần thứ hai.


>  >  Xem thêm: https://hoctiengduc.com.vn/


Trong suốt bài viết này, lưu ý rằng động từ đề cập đến động từ liên hợp hoặc hữu hạn, tức là động từ đã chia phù hợp với chủ từ (er geht, wir geh en, du gehst, v.v.). Ngoài ra, cụm từ "vị trí thứ hai" hoặc "vị trí số hai" có nghĩa là chỉ  thứ tự của yếu tố là 2, không nhất thiết phải là từ có vị trí thứ hai. Ví dụ, trong câu sau đây, chủ ngữ (Der alte Mann) bao gồm ba từ và động từ (kommt) đứng thứ hai, nhưng đó là từ thứ tư:
 

"Der alte Mann kommt heute nach Hains."

Động từ đứng thứ 2 trong cách sắp xếp câu trong tiếng Đức


Thứ tự sắp xếp câu trong tiếng Đức cơ bản nhất là chủ từ, động từ và bổ ngữ. Tuy nhiên đối với các mẫu câu khác nhau sẽ có những sự linh hoạt khác nhau. Các mẫu câu cơ bản trong tiếng Đức:
 

  • Câu trần thuật
     
  • Câu hỏi
     
  • Câu đề nghị/ cảm thán
     
  • Câu ghép hay câu điều kiện


Học cách sắp xếp câu trong tiếng Đức cho người bắt đầu
Học cách sắp xếp câu trong tiếng Đức cho người bắt đầu


Động từ là trái tim của câu. Đối với những động từ ghép bao gồm bản thân động từ và các tiền tố đi kèm như tobe hay dạng phủ định trong tiếng Anh thì các tiền tố đứng ở vị trí thứ 2 là theo sau là động từ chính. Ví dụ:


Der alte Mann kommt heute an. (Ông ấy đến hôm nay)

Der alte Mann ist gestern angekommen. (Ông ấy đã đến hôm qua)

Der alte Mann will heute nach Hause kommen. (Ông ấy muốn về nhà trong hôm nay)


Tiếng Đức thường không bắt đầu ngay bằng một chủ từ, thường là để nhấn mạnh hoặc vì lý do phong cách nói của cá nhân người học tiếng Đức. Bởi vì chỉ có một yếu tố có thể đứng trước động từ, lúc này cụm chủ từ được hình thành. 


Học cách sắp xếp câu trong tiếng Đức trong những trường hợp đặc biệt.
Học cách sắp xếp câu trong tiếng Đức trong những trường hợp đặc biệt.


Trong những trường hợp như vậy, động từ vẫn đứng thứ hai và chủ ngữ phải ngay lập tức theo động từ:
 

  • "Heute kommt der alte Mann nach Hause." (Hôm nay ông ấy về nhà)
     
  • "Vor zwei Tagen habe ich mit ihm gesprochen." (Hai ngày trước tôi đã nói chuyện với ông ấy)


Bất kể yếu tố nào bắt đầu câu trần thuật tiếng Đức (câu lệnh), động từ luôn là yếu tố thứ hai. Nếu bạn không nhớ gì khác về trật tự từ tiếng Đức, hãy nhớ điều này: chủ ngữ sẽ nằm liền trước hoặc liên sau động từ nếu chủ ngữ đó không phải là thành phần đầu tiên.


Quy tắc này áp dụng cho các câu và cụm từ trong trường hợp là câu đơn. Trường hợp duy nhất mà động từ không nằm vị trí thứ 2 trong câu là khi đó là câu ghép. Trong mệnh đề phụ, động từ luôn đứng sau. (Mặc dù trong tiếng Đức ngày nay, quy tắc này thường bị bỏ qua.)

Học cách sắp xếp câu trong tiếng Đức 


Có một ngoại lệ khác cho quy tắc động từ đứng thứ hai. Một số câu trong tiếng Đức đặc biệt có thêm phần cảm thán, tên riêng, cụm trạng từ đều được thêm vào một cách chọn lọc và phân tách với câu chính bằng dấu phẩy. Dưới đây là một số ví dụ:
 

  • Nein, der alte Mann kommt nicht nach Hause. (Không, ông ấy không về nhà)
     
  • Maria, ich kann heute nicht kommen. (Maria, hôm nay tôi không thể đến)
     
  • Wie gesagt, das kann ich nicht machen. (Như đã nói, tôi không thể làm điều đó)


Trong các câu trên, từ hoặc cụm từ ở đầu (được phân cách bằng dấu phẩy) xuất hiện trước nhưng không làm thay đổi quy tắc động từ đứng vị trí thứ 2 trong câu.

Trạng từ thời gian địa điểm trong tiếng Đức 


Một điểm khác biệt mà cú pháp tiếng Đức có thể thay đổi so với tiếng Anh là vị trí biểu thức thời gian (wann?), cách thức (wie?) và địa điểm (wo?). Trong tiếng Anh, các yếu tố này sẽ được sắp xếp theo thứ tự nơi chốn, cách thức và cuối cùng là thời gian. Ví dụ: "Erik is coming home on the train today". Trong tiếng Đức ngược lại thời gian, cách thức, cuối cùng là nơi chốn. Ví dụ: "Erik kommt heute mit der Bahn nach Hause." 
 

Các sắp xếp câu trong tiếng Đức
Trạng từ thời gian địa điểm trong tiếng Đức


Nếu bạn muốn bắt đầu câu nhấn mạnh bằng cách đưa trạng từ chỉ thời gian lên đầu. Ví dụ: "Heute kommt Erik mit der Bahn nach Hains." Nhấn mạnh vào "ngày hôm nay". Hãy xem vị trí các yếu tố không hề bị thay đổi so với tiêu chuẩn ban đầu. thời gian ("heute"), cách thức ("mit der Bahn"), địa điểm ("nach Hause").


> > Xem thêm: Học tiếng Đức cùng người bản xứ tại Việt Nam


Trong trường hợp muốn nhấn mạnh một yếu tố khác thì vị trí các yếu tố còn lại không bị thay đổi theo. Nói đơn giản là cần nhấn mạnh điều gì thì mang nó ra đầu câu, phần còn lại giữ nguyên, ví dụ như trong câu: "Mit der Bahn kommt Erik heute nach Hause."  Mục đích nhấn mạnh đi bằng phương tiện tàu lửa.


Trên đây là những quy tắc cơ bản về thứ tự sắp xếp các thành phần trong câu của tiếng Đức cho các bạn muốn tìm hiểu và tự học tiếng Đức tại nhà. Chúc các bạn thành công.


Tags: cách đặt câu trong tiếng đức a1, tân ngữ trong tiếng đức là gì, trạng từ trong tiếng đức, giới từ trong tiếng đức, tekamolo, các thì trong tiếng đức, cách dùng doch trong tiếng đức, trạng từ chỉ tần suất trong tiếng đức