/ Bài học / Ngữ pháp thông dụng

Cấu trúc câu trong tiếng Đức cơ bản nhất phần 1

Cấu trúc câu tiếng Đức hoàn chỉnh sẽ có 5 bộ phận cấu thành: chủ từ, động từ, các hạt, phần bổ sung và đối tượng hay còn gọi là túc từ. Một câu không bắt buộc có đủ cả 5 thành phần, chỉ cần thể hiện đủ thông điệp muốn truyền đạt là được.

19 tháng 02, 2020

Sau 1 tháng học tiếng Đức bạn đã gọi được cà phê, chào hỏi mọi người xung quanh và biết cách hỏi đường. Tuy nhiên, bạn thấy để giao tiếp với người bản xứ tự nhiên nhất, cần học thêm nhiều thứ, nhất là từ vựng và cấu trúc câu trong tiếng Đức.

Cấu trúc câu trong tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao


Hiểu ngữ pháp sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường thông thạo tiếng Đức. Khi bạn chỉ có từ vựng, bạn nói từng từ riêng lẻ người bản xứ vẫn có thể hiểu được nhưng sẽ làm chậm quá trình giao tiếp và đôi khi không bộc lộ được hết ý bạn muốn nói. 


Cấu trúc câu trong tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao
Cấu trúc câu tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao


Trong bài viết này sẽ có rất nhiều ví dụ và chúng tôi sẽ dịch từng câu ra tiếng Việt để các bạn dễ hiểu. Ban đầu bạn sẽ thấy cấu trúc câu khá lạ và phức tạp nhưng dần dần sẽ quen và thấy điều thú vị trong đó.


> > Xem thêm: https://hoctiengduc.com.vn/


Lưu ý, không có Objekt (chủ ngữ) và Verbteil (động từ) thì đó không phải là 1 câu trong tiếng Đức! Hai yếu tố này bắt buộc phải có. Hầu hết các Verb trong tiếng Đức cần ít nhất một đối tượng để tạo thành một câu đúng.

Các thành phần cấu trúc câu trong tiếng Đức 


Trật tự từ trong câu của tiếng Đức khá phức tạp. Chúng tôi sẽ giới thiệu các thành phần trong câu và cách hình thành của nó thật chi tiết. Theo đó, một cấu trúc câu tiếng Đức hoàn chỉnh sẽ có những thành phần sau:
 

  • Chủ từ
     
  • Động từ
     
  • Các hạt chiếm vị trí 0 (liên từ hoặc W-words)
     
  • Đối tượng: Accusative và Dative
     
  • Bổ sung
     
  • Các hạt nicht


Trước khi đi vào cụ thể, cần thống nhất “vị trí” đề cập trong bài không phải là số thứ tự của từ đó trong câu mà là số thứ tự trong cách sắp xếp của câu, đừng nhầm lẫn nhé.


1.Subjekt - Chủ từ


- Subjekt thường đứng vị trí 1 trong câu cơ bản, không có đảo ngữ, không có nhấn mạnh. Ví dụ: 
 

Ich habe ein Zuhause
Tôi có một căn nhà.
 

Nhận biết vị trí subjekt trong cấu trúc câu trong tiếng Đức
Nhận biết vị trí subjekt trong cấu trúc câu tiếng Đức


- Trong câu có đảo ngữ để nhấn mạnh phần objekt hoặc complement, nó có thể được đặt thành vị trí thứ 3 trong câu, hoán vị với objekt. Ví dụ:
 

Ein Zuhause habe Ich
Tôi
có một căn nhà


Khi câu không có objekt, subjekt có thể thay cho vị trí mệnh đề phụ trong câu. Ví dụ: 
 

Vor 2 Jahren war ich sehr faul
2 năm trước tôi rất lười


-Trong cấu trúc câu hỏi tiếng Đức, verb chiếm vị trí 1 trong câu, subjekt bị dời sang vị trí 2. Ví dụ:


Hast du einen Hund?
Bạn có nuôi chó không?


-Trong câu mệnh lệnh cơ bản, không có subjekt. Câu mệnh lệnh mở rộng, subjekt đứng vị trí 2. verb và subjekt của câu mệnh lệnh có thứ tự sắp xếp giống trong câu hỏi. Ví dụ:


Trinken wir noch ein Bier
Chúng ta hãy đi uống bia


2.Verb - động từ


-Trong câu cơ bản, động từ đứng vị trí 2. Trường hợp câu chỉ có 1 động từ chính, hiển nhiên động từ chính đứng vị trí 2. Nếu câu có nhiều hơn 1 động từ thì động từ liên hợp đứng vị trí 2, động từ nguyên gốc hoặc dạng phân từ sẽ đứng vị trí cuối cùng trong câu. Ví dụ:
 

Câu có 1 động từ: Ich liebe dich - Em yêu anh
Câu có hơn 1 động từ: Ich möchte zur Schule gehen - Tôi muốn đi học
 

-Câu hỏi và câu mệnh lệnh, động từ ở vị trí 1. Trong các câu hỏi, động từ phụ có vị trí 1 và nếu không có, nó đứng vị trí cuối cùng. Ví dụ:
 

Hast du selbst Englisch gelernt?
Bạn tự học tiếng Anh đúng không?

Komm her!
Come here!


-Động từ đứng ở vị trí cuối cùng trong mệnh đề phụ hoặc trong mệnh đề quan hệ trong tiếng Đức.


Vị trí động từ trong cấu trúc câu trong tiếng Đức
Vị trí động từ trong cấu trúc câu tiếng Đức


Trong mệnh đề phụ hoặc mệnh đề quan hệ, động từ phụ nằm ở cuối câu, động từ chính (nguyên thể hoặc dạng phân từ) được dời lên trước động từ phụ. Ví dụ:
 

  • Trong mệnh đề phụ: Ich glaube nicht, dass du mich liebst -  Tôi không nghĩ rằng bạn yêu tôi. Trong đó nicht là động từ phụ đứng ở cuối cùng và glaude là động từ chính đứng trước nicht. Thứ tự này đảo ngược so với tiếng anh.
     
  • Trong  mệnh đề quan hệ: Dies ist ein Buch, das ich auf dem Markt gekauft habe - Đây là quyển sách mà tôi mua ở chợ. 


> > Xem thêm: 3 địa điểm học tiếng Đức ở TpHCM không thể bỏ qua


Trong đó habe là động từ phụ đứng ở cuối cùng và gekauft là động từ chính đứng trước habe


3.Objekt - túc từ hay còn gọi là đối tượng


Trong các cấu trúc câu trong tiếng Đức, túc từ được phân loại thành 4 nhóm sau: 
 

  • Đại từ nhân xưng (mich - tôi, dich - bạn, ihn - anh ấy, sie - cô ấy, es - nó, uns - chúng tôi, euch - )
     
  • Đại từ bổ ngữ (mir - tôi, dir - bạn, ihm - anh ấy, ihr - bạn, ihm - anh ấy, uns - chúng tôi, euch - bạn, ihnen họ)
     
  • Đối tượng bị động (meiner Mutter - mẹ của tôi)
     
  • Đối tượng chủ động ( einen Brief - một lá thư)


Chăm chỉ luyện tập cấu trúc câu trong tiếng Đức để giao tiếp tốt hơn
Chăm chỉ luyện tập cấu trúc câu tiếng Đức để giao tiếp tốt hơn


Để tiện cho việc ghi nhớ của não, hôm nay chúng ta chỉ học 3 trong 6 thành phần cau truc cau tieng Duc. Chúng tôi có thể giới thiệu hết tất cả bộ phận cấu thành câu nhưng nó sẽ làm bạn bị rối, khó tiếp thu. Học phần nào nắm chắc phần ngữ pháp đó sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Hẹn các bạn ở bài viết sau, đừng quên làm thêm bài tập nhé!


Tags: cách đặt câu trong tiếng đức a1, tân ngữ trong tiếng đức là gì, giới từ trong tiếng đức, ngữ pháp tiếng đức theo cách dễ hiểu, giáo trình tiếng đức a1 pdf, văn phạm tiếng đức, các bảng cần nhớ trong tiếng đức, bài tập ngữ pháp tiếng đức a1