/ Bài học / Ngữ pháp thông dụng

Cấu trúc câu trong tiếng Đức cơ bản nhất phần 2

Ngoài việc có nhiều từ vựng, thông thạo ngữ pháp là yếu tố thứ 2 giúp bạn giao tiếp trôi chảy hơn. Ngoài ra, ngữ pháp còn là phần quan trọng trong các bài thi tiếng Đức để lấy chứng chỉ du học.

20 tháng 02, 2020

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về 3 thành phần chính cấu tạo câu trong tiếng Đức là subjekt, verb và objekt. Hôm nay chúng ta sẽ đi hết phần còn lại gồm hạt vị trí 0, hạt nicht và vị trí các complement.

Các thành phần cấu tạo trong câu tiếng Đức phần 2 


​Các thành phần cấu tạo câu trong tiếng Đức
Các thành phần cấu tạo trong câu tiếng Đức

 

4.Hạt ở vị trí 0
 

Các hạt ở vị trí 0 hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các phần khác trong câu về mặt vị trí sắp xếp. Hạt có thể là các từ để hỏi hoặc từ/cụm liên từ (từ chỉ nguyên nhân, kết quả, lý do,..)
 

> > Xem thêm: https://hoctiengduc.com.vn/
 

-Liên từ: có nhiều liên từ được thêm vào câu để kết nối 2 mệnh đề mà không có vị trí ngữ pháp trong câu. Ví dụ:
 

Ich bin heute spät dran, weil ich spät aufstehe

Hôm nay tôi đi trễ vì tôi dậy muộn
 

Cùng phân tích mệnh đề in đậm để hiểu những gì chúng tôi đang trình bày nhé.
 

Vị trí 0

Vị trí 1

 

Vị trí 2

Liên từ chỉ lý do

Subjekt

Complement

Verb

weil 

ich

spät 

aufstehe


Ngoài “weil” còn có một số hạt có vị trí 0 khác như:
 

  • aber - nhưng

  • beziehungsweise - tương ứng

  • denn - bởi vì

  • oder - hoặc

  • sondern - nhưng

  • und - và
     

-Từ để hỏi cũng chiếm vị trí 0 trong cấu tạo câu tiếng Đức. Trong câu hỏi verb đứng vị trí 1, subjekt lui về vị trí 2. Ví dụ: 
 

Wie geht es dir?

Bạn khỏe không?
 

Sau đây là danh sách các hạt có vị trí 0
 

Đại từ

Trạng từ

Trạng từ

Trạng từ

Wer

ai
 

Was

cái gì
 

Welcher

Wann

khi nào
 

Warum

tại sao
 

Wie

làm sao

Wie

bao nhiêu


Wie alt

bao nhiêu tuổi
 

Wie viel

bao nhiêu
 

Wie lange

bao lâu
 

Wie oft

bao nhiêu lần

 

Wie teuer

bao nhiêu tiền
 

Wie weit

bao xa

Wo

 

Woran

nhờ đó
 

Worauf

trên ấy
 

Woraus

từ chổ nào
 

Wobei

trong đó
 

Wogegen

chống lại những gì
 

Worin

trong đó
 

Womit


 

Worüber

về những gì
 

Worum

về những gì
 

Wozu

tại sao
 

Wohin

anh đi đâu đó
 

Woher

từ chổ nào
 

 

5.Trật tự các complement: TEKMOLO
 

Không thể bỏ qua vị trí các complement trong câu, nó nằm giữa động từ chính và động từ phụ để bổ nghĩa cho câu được rõ ràng hơn. 
 

Vị trí complement ở đâu trong cách cấu tạo câu trong tiếng Đức?
Vị trí complement ở đâu trong cách cấu tạo trong câu tiếng Đức?

 

Cùng xem ví dụ dưới đây để thấy rõ vị trí của các complement.
 

Subjekt

Conjugated Verb

Complement

Objekt

Unconjugated Verb

Ich 

habe 

gestern 

alle Übungen 

gemacht

Tôi đã làm tất cả bài tập ngày hôm qua
 

Trong trường hợp trong câu có nhiều complement cùng xuất hiện, chúng sẽ được sắp xếp theo thứ tự cố định theo luật TEKAMOLO. Đây là bộ quy tắc mà ai học tiếng Đức cũng phải biết. TEKAMOLO là chữ cái viết tắt của 4 loại complement điển hình:
 

  • Temporal (TE): thời gian
     
  • Causal (KA): nhân quả
     
  • Modal (MO): cách thức
     
  • Locative (LO): vị trí
     

Cùng theo dõi ví dụ để hiểu rõ hơn:
 

Temporal

Causal

Modal

Locative

gestern

hôm qua

aus Liebe

vì yêu

im Geheimen

giữ bí mật

in München

ở Munich


6.Các hạt “nicht”


Như chúng ta đã thấy cách thể hiện ý phủ định trong tiếng Đức, trạng từ "nicht" là loại phủ định phổ biến nhất. “Nicht” được đặt tại các vị trí khác nhau trong câu sẽ cho ra những nghĩa khác nhau.
 

Khi nicht nằm trước động từ, nó phủ định động từ đó. Nếu trong câu có 2 động từ, nicht đứng trước động từ chính. Trường hợp còn lại, nicht nằm cuối câu. Ví dụ:
 

Ich will nicht schlafen

Tôi không muốn ngủ
 

Ich schlafe nicht

Tôi không ngủ


Bên cạnh động từ, nicht còn phủ định cho cả complement. Nicht nằm trước complement nào thì phủ định cho complement đó. Ví dụ: 


Ich esse nicht jeden Tag Nudeln

Tôi không ăn mỳ ống mỗi ngày - phủ định cho jeden (mỗi ngày)
 

Ich stehe nicht gern früh auf

Tôi không thích dậy sớm - phủ định cho gern

Vì sao cấu tạo câu trong tiếng Đức lại quan trọng? 


Chắc chắn khi học tiếng Đức bạn sẽ bắt gặp mẫu câu gồm Subjekt + Verb + Objekt. Đây là cấu trúc câu trong tiếng Đức đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu bạn đang nói gì mặc dù nó không phải là một công thức hoàn chỉnh.
 

Đôi khi bạn sẽ gặp trở ngại trong việc cân bằng giữa học từ vựng và ngữ pháp. Nếu bạn được lựa chọn khi bắt đầu học tiếng Đức, bạn sẽ chọn học cách sắp xếp từ trong câu chỉ 1 lần hay phải học thuộc lòng rất nhiều từ? Rõ ràng không ai chọn cách thứ 2, vị trí sắp xếp trong câu có thể gây khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng khi nó đã đi sâu vào tiềm thức và trở thành kỹ năng của bản thân bạn sẽ thấy khả năng giao tiếp của mình nâng cao đáng kể, vừa thành lập câu nhanh, vừa hiểu chính xác nghĩa trong câu nói của đối phương. 
 

Vì sao cấu tạo câu trong tiếng Đức lại quan trọng?
Vì sao cấu tạo câu trong tiếng Đức lại quan trọng?

 

Trong một số trường hợp, trật tự từ xác định nghĩa của câu. Điều này đặc biệt đúng với các câu hỏi 
 

Das ist eine Geschichte

Đây là một câu chuyện
 

Ist das eine Geschichte?

Đây có phải là một câu chuyện?
 

Tất cả các từ vẫn giữ nguyên, nhưng một sự thay đổi trong trật tự từ làm cho câu thứ hai thành một câu hỏi, trong khi từ đầu tiên là một khẳng định.
 

> > Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Đức phần 1
 

Qua 2 bài viết, chúng tôi đã liệt kê ra tất cả các thành phần cấu tạo của một câu tiếng Đức hoàn chỉnh. Đây là một điểm ngữ pháp tiếng Đức cực kỳ quan trọng. Các bạn nhớ xem kỹ phần ví dụ và làm thêm bài tập để nắm chắc bài nhé. Chúc các bạn may mắn
 

Tags: cách đặt câu trong tiếng đức a1, tân ngữ trong tiếng đức là gì, giới từ trong tiếng đức, ngữ pháp tiếng đức theo cách dễ hiểu, giáo trình tiếng đức a1 pdf, văn phạm tiếng đức, các bảng cần nhớ trong tiếng đức, bài tập ngữ pháp tiếng đức a1